-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hướng dẫn thiết kế phòng nghe nhạc Hi-end tiêu chuẩn? Đơn giản dễ làm
HD AUDIO17 August 2022
Phòng nghe nhạc Hi-end đã và đang trở thành thú vui giải trí được ưa chuộng trong những năm gần đây khi mà nhu cầu cũng như mức sống ngày càng được nâng cao. Vậy nếu bạn cũng đang muốn sở hữu cho mình một phòng nghe nhạc Hi-end đẳng cấp thì phải làm sao ? Hãy cùng HD-AUDIO tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau đây về cách hướng dẫn thiết kế phòng nghe nhạc Hi-end tiêu chuẩn, đơn giản dễ làm nhé !
Phòng nghe nhạc Hi end là gì ?
Âm thanh Hi-End (High-End Audio) là một khái niệm được hiểu là dạng âm thanh cao cấp gồm những thiết bị âm thanh dùng để trình diễn một cách sống động, có khả năng trình tấu và phụ thuộc vào cảm nhận tinh tế của người nghe.
Thiết bị âm thanh Hi-end được trải qua quy trình sản xuất, chế tạo từ những linh kiện nhỏ nhất, phức tạp nhất cùng đôi tai đầy nhạc cảm của những kỹ sư, những thiết bị Hi-End được ra đời với sự độc đáo, khác biệt nhất. Dàn âm thanh Hi end được biết đến là những bộ dàn đẳng cấp với những công nghệ vượt trội, khả năng xử lý, tái tạo âm thanh âm thanh chân thực, mãnh liệt với khả năng thực tế, siêu thực nhất.
Thiết bị âm thanh Hi-End thường chú trọng vào khả năng trình diễn, tái tạo âm thanh do đó mức giá chúng thường ở phân khúc cao cấp, đắt tiền. Không chỉ đắt đỏ bởi khả năng trình diễn của chúng mang lại mà còn là những giá trị, vật liệu chế tác nên như gỗ quý, gắn đá, dát vàng...
Hướng dẫn cách thiết kế, thi công phòng nghe nhạc Hi end
Sau đây, hãy cùng chúng tôi đi vào chi tiết xem cách thiết kế, thi công phòng nghe nhạc Hi end cần đến các công đoạn nào, và cách xử lý phòng nghe nhạc này có gì đặc biệt nhé !
1. Tán âm, tiêu âm phòng nghe nhạc Hi end
Phòng nghe nhạc tốt nhất nên là những phòng có trần cao, sàn chắc chắn, tường không phản chiếu (nhiều bê tông và kính) và cách âm tốt (quá thô hoặc nhiều thảm). Bạn nên đo chiều cao, chiều rộng, chiều sâu của phòng nghe và ghi nhớ những đồ đạc trong phòng để lên ý tưởng thiết kế hoặc nhờ chuyên gia âm thanh tư vấn hệ thống thông minh nhất.
Về tỷ lệ, một phòng nghe nhạc hình hộp có chiều dài lớn hơn chiều rộng và chiều cao là hợp lý nhất. Nếu chiều cao, chiều rộng và chiều dài của căn phòng bằng nhau, chẳng hạn như một khối lập phương, thì rất khó để thiết lập hệ thống Hi end mà không có vật liệu xử lý âm thanh, cũng như tán âm Audio Replas.
Âm trầm và trung trầm không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi vị trí đặt loa, nhưng âm bổng và âm cao bị ảnh hưởng nhiều hơn. Các yếu tố như đồ nội thất, thảm và tấm hấp thụ âm thanh có thể ảnh hưởng đến sự phản xạ và tán xạ. Nơi cần tập trung bố trí các vật liệu tiêu âm là bức tường sau thùng loa, dọc theo vách bên và bức tường phía sau người nghe. Nên bố trí xen kẽ các tấm tiêu âm, tán âm để tạo hiệu ứng tiêu âm tự nhiên nhất.
Nếu trần thấp thì có thể dán vật liệu tiêu âm lên trần, nếu trần trên 3m thì có thể không cần xử lý lọc âm.
2. Lựa chọn khu vực đặt loa và vị trí cho người ngồi
Khi đã chuẩn bị được không gian thiết kế phòng nghe nhạc và dàn âm thanh hi-end, bước tiếp theo là đặt ví trị hợp lý cho từng thiết bị. Hãy bắt đầu bằng cách xác định vị trí của các loa.
Để có được âm thanh tốt nhất, bạn nên đo chiều rộng của bức tường phía sau loa và chia thành 3 phần, con số này là khoảng cách tương đối giữa bức tường bên cạnh loa và loa. Ví dụ: trong phòng có bức tường rộng 4,5m phía sau loa, khoảng cách giữa hai loa tối thiểu phải là 1,5m để âm thanh chất lượng nhất.
Các loa nên được đặt cách tường phía sau và tường bên ít nhất 90 cm. Đặt loa càng gần tường phía sau thì hiệu ứng âm trầm càng cao. Hãy tách hai loa ra, làm tăng hiệu ứng lập thể âm thanh. Tuy nhiên, nếu khoảng cách này quá lớn, sẽ có một "khoảng cách âm" ở giữa hai loa, điều này sẽ làm âm thanh loãng và yếu.
Để nghe được âm sắc rõ ràng nhất, bạn cần nghe một đĩa CD chất lượng. Khi nghe âm thanh từ CD để thử nghiệm, bạn sẽ cảm thấy âm thanh phát ra từ trung tâm giữa hai loa. Nếu giọng hát dường như "phân tán" trở nên yếu, loãng, thì vị trí đặt loa cần được điều chỉnh thêm bằng cách xoay cả hai mặt của loa theo hình tam giác về phía vị trí người nghe. Với phòng nghe nhạc 12m2 - 15m2 là khá nhỏ, hãy chọn hệ thống loa công suất vừa phải.
3. Vị trí đặt Pre và Power-Amply trong phòng nghe nhạc Hi end
Vị trí lắp đặt thiết bị âm thanh cần tránh xa vùng có từ trường, đặt thiết bị trên mặt phẳng trên mặt phẳng có giảm rung chấn. Bộ Amply khuếch đại nên được đặt càng gần loa càng tốt. Nếu khoảng cách giữa bộ Pre - Amply (tiền khuếch đại) và bộ Power-Amply (khuếch đại công suất) lớn hơn 2m, bạn phải sử dụng cáp có vỏ bọc để giảm nhiễu âm thanh.
Đối với các thiết bị có kèm bóng đèn, nên điều chỉnh độ thiên áp theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc mỗi năm một lần. Do đặc tính của đèn thay đổi theo thời gian nên phải sử dụng điều chỉnh và thay thế bóng đèn khoảng 2 năm/ lần với bộ khuếch đại và và 3-4 năm/lần với bộ tiền khuếch đại.
Giữ dây loa càng ngắn càng tốt và đảm bảo các ổ cắm luôn kín và được làm sạch thường xuyên. Nên đặt đầu đĩa CD và bộ chỉnh sóng cách xa bộ khuếch đại công suất và bộ tiền khuếch đại ít nhất 0,5m để tránh nhiễu xung bên trong giữa các thiết bị.
Và nó cũng ngăn cáp tín hiệu bị rối hoặc song song với dây nguồn, nếu không có thể xảy ra tiếng ù ù hoặc nhễu thanh.
4. Sử dụng đầu đĩa CD hoặc đầu đĩa than cho phòng nghe nhạc Hi end
Một số kỹ thuật mà chúng tôi hướng dẫn có thể được áp dụng cho đầu đĩa CD và đĩa than để cải thiện chất lượng âm thanh.
Thân máy đọc đĩa phải được đặt trên bề mặt chắc chắn, không bị rung. Có thể dùng một vật nặng đặt trên đầu đọc đĩa để giảm độ rung của khung gầm và cải thiện độ độ rõ ràng của âm thanh. Khi nghe nhạc bằng đĩa than, đầu đĩa CD nên được tắt để tránh hiện tượng nhiễu âm thanh làm giảm chất lượng của âm thanh analog.
Thông thường có bốn loại cáp kết nối kỹ thuật số: sợi nhựa, sợi quang, đồng trục tiêu chuẩn (đồng trục 75 ohm) và AES / EBU (đồng trục cân bằng 110 ohm). Trong số này, cáp quang bằng nhựa có băng thông hẹp nhất. Nếu thiết bị của bạn có nhiều kết nối kỹ thuật số, hãy thử tất cả chúng để tìm ra giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, kết nối qua cáp đồng trục hoặc XLR thường tiện lợi và cho âm thanh tốt nhất.
5. Lắp đặt nguồn điện cho hệ thống âm thanh của phòng nghe nhạc Hi end
Trong phòng nghe nhạc Hi end, nguồn điện đóng một vai trò quan trọng. Nếu nguồn điện khỏe và ổn định sẽ đáp ứng yêu cầu cơ bản để phòng nghe nhạc của bạn đạt được cấp độ Hi end. Các thiết bị âm thanh Hi end đã rất nhạy, một số tạp âm hoặc tiếng ồn sẽ được khuếch đại và truyền ra loa gây khó chịu cho người nghe.
Chính vì vậy bạn cần đặc biệt quan tâm đến nguồn điện cẩn thận. Nếu có điều kiện, bạn phải dùng dây nguồn 3 chấu và phích cắm nối đất 3 chấu để tránh hiện tượng đánh lửa bên trong phích cắm hoặc công suất tiêu thụ lớn dẫn đến nhựa phích cắm bị chảy.
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.