-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Kinh nghiệm bảo quản dàn âm thanh mùa mưa bão
HD AUDIO17 November 2020
Chia sẻ cách bảo quản dàn âm thanh mùa mưa bão
Hệ thống âm thanh đặt trong nhà liệu đã là cách bảo quản tốt nhất chưa ? Mùa mưa bão hệ thống âm thanh trong nhà có thực sự an toàn ? Thông thường mùa mưa không khí có độ ẩm tăng cao và sẽ có những ảnh hưởng không đáng có đến các thiết bị điện tử. Do đó bài viết này HD-AUDIO sẽ chia sẻ cách bảo quản dàn âm thanh mùa mưa bão đến khách hàng.
Để luôn có được hệ thống âm thanh chất lượng, hoạt động ổn định tất cả hoạt động giải trí thì người dùng không chỉ quan tâm tới việc vệ sinh, cách lắp đặt mà cũng cần để ý tới thời tiết. Mùa hè không khí khô nóng hệ thống âm thanh sẽ luôn ở trạng thái ổn định nhất, nhưng mùa mưa không khí ẩm, nấm mốc nhiều sẽ dẫn đến tình trạng như: rỉ sét, cháy nổ… do đó người dùng cần lưu ý bảo quản.
Những bí quyết bảo quản dàn âm thanh mùa mưa bão
Yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo quản dàn âm thanh trong mùa mưa là chống ẩm. Độ ẩm cao không xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều tác hại như: gây hỏng vỏ, rỉ sét, tích nước vỏ gỗ làm ảnh hưởng đến âm thanh dẫn đến tốn chi phí đầu tư. Vậy có những cách nào chống ẩm dàn âm thanh tốt nhất ?
Chú ý vị trí đặt loa, độ cao đặt
Vị trí đặt loa không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trình diễn âm nhạc mà còn ảnh hưởng đến độ bền của loa. Nếu bạn đặt loa sát tường hoặc sàn nhà thì khi mưa, thời tiết ẩm mốc sẽ thấm vào gây hư hại, sự cố không đáng có.
Do đó người dùng không nên đặt loa sát mặt đất, sát tường, có thể đặt loa trên kệ, treo trên tường với khoảng cách phù hợp nhất.
Cắm điện và sử dụng thường xuyên
Tất cả các thiết bị điện cần phải được hoạt động và cắm điện thường xuyên để đảm bảo việc duy trì năng lượng điện năng chạy trong thiết bị, lượng nhiệt tỏa ra hạn chế các hơi nước ở trong thiết bị.
Nếu bạn sợ tốn điện năng thì hãy so sánh với mức chi phí sẽ phải bỏ ra khi thiết bị gặp trục trặc và gây gián đoạn các hoạt động giải trí. Do đó đừng sợ tốn điện nhé!
Đặt gần các thiết bị điện khác
Việc đặt dàn âm thanh gần các thiết bị điện khác như bếp, lò sưởi, TV Laptop thì các thiết bị này hoạt động người dùng sẽ tận dụng được nguồn nhiệt sinh ra. Do đó dàn âm thanh sẽ hạn chế được một lượng lớn hơi ẩm trong không khí.
Không nên mở cửa nhiều
Đặc biệt mùa mưa nếu bạn mở cửa nhiều thì sẽ giúp hơi ẩm, ẩm mốc sẽ tràn vào ngôi nhà, bám trên các thiết bị điện tử. Do đó không nên mở cửa quá nhiều, đặc biệt là những cửa ở vị trí gần với hệ thống âm thanh.
Sử dụng các thiết bị làm khô
Để làm khô nhanh chóng các thiết bị người dùng có thể sử dụng máy sấy, điều hòa. Nếu bạn sấy khô trong điều hòa rất dễ dàng nhưng nếu sấy bằng máy sấy có công suất lớn cần chú ý.
Chỉ nên sử dụng sấy khô bằng máy sấy khi ẩm không quá nhiều và nên sấy ở nhiệt độ thấp để tránh bị hỏng, cháy vi mạch bên trong. Trước khi sấy nên dùng khăn mềm lau khô, không đặt thiết quá gần, không sấy tại 1 chỗ quá nhiều.
Đặc biệt là sau khi làm khô bạn không nên mở ngay mà nên để một thời gian cho thiết bị nguội hẳn mới sử dụng sẽ tránh xảy ra những sự cố.
Sử dụng cát, bọt, nhựa, mút xốp hoặc bông gòn, gói chống ẩm
Đây cũng là một cách chống ẩm được nhiều người sử dụng. Bạn chỉ cần đầu tư với chi phí nhỏ, dễ dàng mua ở bất cứ đâu là đã có thể hạn chế được kha khá lượng hơi ẩm xung quanh, bên trong các thiết bị.
Đặt hệ thống âm thanh trong không gian có sử dụng máy hút ẩm
Một trong những cách khá hiệu quả là trong không gian đặt bộ dàn nên sử dụng máy hút ẩm hoặc điều hòa hoạt động thường xuyên. Như vậy không khí của bạn sẽ luôn khô, thiết bị điện tử được bảo quản tốt hơn.
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.